XI MẠ VÀNG – QUY TRÌNH XI MẠ VÀNG HÓA HỌC MỚI NHẤT

[kkstarratings]

1/ Sơ đồ quy trình mạ vàng

Sản phẩm cần xi mạ — Gia công bề mặt – Rửa nước – Tẩy dầu siêu âm – Rửa nước – Tẩy dầu điện hóa – Rửa nước – Lau khô – Mạ đồng – Mạ niken – Mạ vàng – Qua keo bảo vệ bề mặt – Bao gói thành phẩm.

2/ Thuyết minh quy trình

Phôi sắt trước hết cần gia công cơ khí để làm sạch các vết rỉ vết không bằng phẳng trên bề mặt phôi sắt, sau đó phôi sắt được rửa và sấy khô trước khi tẩy dầu diện hóa và tẩy dầu hóa học là công đoạn cuối cùng làm sạch phôi sắt trước khi vào giai đoạn mạ, tiếp tục rửa và sấy thật khô phôi sắt trước khi mạ lót một lớp đồng mỏng rồi đến lớp niken và sau cùng là mạ vàng. Bể mạ cần khuấy trộn để thu lớp mạ như ý.

3/Phương pháp kiểm tra chất lượng lớp mạ

3.1/ Kiểm tra bề mặt ngoài lớp mạ

Kiểm tra bề mặt ngoài lớp mạ vàng là phương pháp thường dùng để kiểm tra chất lượng lớp mạ.

Dùng mắt để kiểm tra có thể phân thành 3 loại: loại chất lượng, loại làm lại, loại phế phẩm. Những chi tiết có lớp mạ không đạt chất lượng bao gồm nhữngchi tiết phải tẩy đi và mạ lại hoặc loại bỏ mà không cần tẩy lớp mạ nhưng cần thêm một số công đoạn khác(như đánh bóng lại v.v…). Để lớp mạ không có châm kim, điểm rỗ v.v…lớp mạ phải có độ bóng đẹp, màu sắc phù hợp.

3.2/ Kiểm tra độ bám chắc lớp mạ

Độ bám chắc lớp mạ không tốt, nguyên nhân chủ yếu là khâu chuẩn bị bề mặt. Ngoài ra độ bám chắc còn chịu ảnh hưởng của thành phần dung dịch, chế độ làm việc, hệ số nở nhiệt giữa kim loại nền và lớp mạ

Có nhiều phương pháp kiểm tra độ bám chắc lớp mạ vàng với kim loại nền. Phương pháp này dựa trên cơ sở sự khác nhau của tính năng cơ khí vật lí của lớp mạ và kim loại nền tức là mẫu mạ chịu tác dụng trực tiếp của ngoại lực, nhiệt độ, sự biến dạng không đồng đều.

3.3/ Kiểm tra độ dày lớp mạ

Độ dày lớp mạ là yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng lớp mạ, ảnh hưởng rất lớn đến độ bền sử dụng. Độ dày lớp mạ là việc rất quan trọng xác định tính năng vật lý lớp mạ. Có hai phương pháp để đo độ dày lớp mạ: phương pháp hóa học và phương pháp vật lý

Phương pháp hóa học bao gồm: phương pháp đo dòng chảy, phương pháp hòa tan, phương pháp nhỏ giọt, phương pháp điện lượng.

Phương pháp vật lý bao gồm: phương pháp trọng lượng, phương pháp đo trên máy v.v..

3.4/ Kiểm tra độ bền ăn mòn lớp mạ

Phương pháp kiểm tra độ ăn mòn lớp mạ gồm có thí nghiệm ăn mòn để ngoài trời và thí nghiệm tăng tốc độ ăn mòn. Kết quả thí nghiệm ăn mòn ngoài trời là căn cứ tiêu chuẩn để đánh giá độ dày lớp mạ, thí nghiệm tăng tốc độ ăn mòn để kiểm tra nhanh tốc độ chất lượng lớp mạ.

Phương pháp làm tăng tốc độ ăn mòn gồm có: thí nghiệm phun muối trung tính, thí nghiệm phun nước muối có axit axetic, thí nghiệm phun nước muối có muối đồng và axit axetic v.v…

3.5/ Đo độ xốp lớp mạ

Bề mặt mẫu phải tẩy sạch dầu mỡ, dùng nước cất, rửa sạch, để khô. Nếu lấy vật mạ ở trong bể ra, không cần phải tẩy. Dán giấy lọc có thấm dung dịch lên bề mặt vật mạ, thành phần dung dịch, sau đó rửa sạch, để khô trên tấm thủy tinh sạch.

Để làm hiện rõ độ xốp, có thể nhỏ giọt trên giấy lọc K3Fe(CN)4%, khi có lỗ xốp trên nền sắt xuất hiện màu xanh, trên nền đồng và hợp kim đồng xuất hiện màu nâu đỏ. Rửa sạch đặt tấm thủy tinh, sấy khô.

Cách tính độ xốp: dưới ánh sang ban ngày hay đèn, quan sát các điểm có màu trên lớp mạ. Đặt tấm thủy tinh hữu cơ có vạch 1 cm2 trên tấm giấy lọc có lỗ xố, đếm số lỗ có màu trên 1 cm2, sau đó đối chiếu số lỗ toàn bộ đếm được. Căn cứ vào diện tích giấy lọc, tiếp xúc với bề mặt lớp mạ mà tính toán số lỗ xốp trên 1cm2, đó là độ xốp lớp mạ.

XI MẠ VÀNG – QUY TRÌNH XI MẠ VÀNG HÓA HỌC MỚI NHẤT

//

Call Now